K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu truyện:" Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ ba con." Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con". Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung...
Đọc tiếp

Câu truyện:" Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ ba con."

Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con". Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung đã đọc trong suốt hai giờ liền, tôi cảm nhận được cậu thật sự có phong cách học tập nghiêm túc. Cậu bé kể cậu được sinh ra trong một gia đình khá thành đạt về mặt học vấn. Đa số cô dì, chú bác... đều là thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều người trong số đó nắm giữ vị trí quan trọng trong các công ty nước ngoài. Cũng bởi vậy mà chủ đề chính trong các buổi họp mặt gia đình luôn là trao đổi về việc học tập của đám trẻ. “Con anh, chị học hành ra sao? Kết quả thế nào?”. Rồi “Hồi xưa chú đạt giải thưởng này, cô đạt phần thưởng nọ… mấy đứa phải nhìn vào mà noi gương, làm sao giữ được truyền thống gia đình”. Cậu tâm sự rất hiếm khi được nghe người lớn trong nhà kể ngày xưa đi học nghịch như thế nào, yêu thích môn thể thao gì, kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò là gì. Điều khiến cậu cảm thấy áp lực nhất có lẽ là khi cha mẹ, họ hàng đem kết quả học tập của con em mình ra so sánh. Đứa nào điểm số có vẻ thua chị kém em thì kiểu gì về nhà cũng bị cha mẹ chì chiết: "Thấy chưa, chỉ ăn với học không thôi mà cũng không nên hồn. Qua coi con bác Ba, chú Tư, cô Năm học hành thế nào rồi về lo mà học. Không có bóng banh, nhạc nhẽo gì hết...". Với cha mẹ cậu, điểm 9 không là gì cả, chỉ điểm 10 mới được chấp nhận. Cha mẹ thường nói với cậu: "Chọn lọc trong xã hội, trong công việc chỉ quan tâm đến người giỏi nhất, người ở vị trí số 1. Không là số 1 thì không còn là gì hết". Thế nên suốt 11 năm đi học, mỗi lần cậu bị điểm dưới 10 là cả một sự căng thẳng dày vò vì những lời chì chiết của cha mẹ kéo dài đến vài ngày. 11 năm đi học, cậu không biết thế nào là chơi thể thao với bạn, chưa từng trốn học một buổi... Cậu chỉ lao vào học, học và học như một robot để giữ được vị trí số 1 như cha mẹ mong muốn. Còn nhớ, trong lần tôi và cậu ngồi uống cà phê với nhau chừng 15 phút bên quán kề thư viện TP, cậu hỏi tôi một câu: “Thầy ơi, hồi thầy đi học thầy học thế nào, có bị điểm thấp bao giờ không? Chứ như ba mẹ con chắc cả đời đi học ba mẹ không có bao giờ bị điểm thấp đâu thầy nhỉ?”. Biết trả lời cậu ra sao đây khi quãng đời đi học đầy vui vẻ, hạnh phúc của tôi có rất nhiều ngày trốn học, có cả những lần không thuộc bài, những lần "ăn" điểm 1. Lúc ấy tôi chỉ biết cười và nói với cậu: “Hãy hài lòng với kết quả con đạt được khi con đã làm hết sức. Việc học là việc của con chứ không phải của ba mẹ con. Một điểm 9 đôi khi cũng như một chút muối được cho vào nồi chè để làm dậy hơn vị ngọt của nồi chè". Hôm nay, đọc đi đọc lại tin nhắn của cậu bạn nhỏ mà tôi thấy tội cho yêu cầu “điểm 10 hoặc không là gì cả” mà cha mẹ cậu đặt ra với con mình. Có vẻ như quãng đời đi học của cậu sẽ mãi mãi là những chuỗi ngày căng thẳng, căng thẳng đến cùng cực. Phụ huynh ơi, có thấu hiểu cho nỗi lòng con em mình không?"

"​

Chắc hẳn hơn 90% quý phụ huynh trên đất nước này đều mong muốn con mình học thật giỏi để sau này trở thành người tài cho đất nước. Nhưng quý phụ huynh có hiểu được có rất nhiều thứ xung quanh bọn trẻ, hơn là chỉ có trường học. Con trẻ cần có thời gian để chơi thể thao, để tìm hiểu thế giới xung quanh, để nghe nhạc và tận hưởng cuộc sống vốn có của một đứa trẻ.

Đừng đè nặng áp lực học hành lên đầu của con cái nữa, hãy đặt mình vào vị trí của các em để suy ngẫm và thấu hiểu tâm tư của chúng. Bởi vì "học không chơi đánh rơi tuổi trẻ", đừng để các em bước vào đời với một niềm tiếc nuối vô bờ bến vì đánh mất cả tuổi thanh xuân của mình xung quanh những quyển sách, cây viết....😥 😥 😥 .

1
25 tháng 12 2018

very good

hôm naytôi bị điểm kém và nói dối mẹ rằng tôi được 7.5 điểm khi cô tôi gửi điểm về tôi đã rất sợ khi mẹ biết điểm thật của tôi và mẹ tôi gọi về tôi cố nói dối là thầy chấm nhầm và cố bựa ra tôi phát sợ khi mẹ bảo xin số điện thoại của thầy  để hỏi tôi lo lắng , sợ hãi chỉ mong mình ko làm sao sau khi nghĩ lại tôi cố phấn đấu để gỡ điểm cho cuối kì 1 ko bị...
Đọc tiếp
hôm naytôi bị điểm kém và nói dối mẹ rằng tôi được 7.5 điểm khi cô tôi gửi điểm về tôi đã rất sợ khi mẹ biết điểm thật của tôi và mẹ tôi gọi về tôi cố nói dối là thầy chấm nhầm và cố bựa ra tôi phát sợ khi mẹ bảo xin số điện thoại của thầy  để hỏi tôi lo lắng , sợ hãi chỉ mong mình ko làm sao sau khi nghĩ lại tôi cố phấn đấu để gỡ điểm cho cuối kì 1 ko bị chyển sang lớp 6A2 tôi cố lên mạng tìm vì sao mẹ , cha dùng bạo lực khi con bị điểm kém tôi ngớ ra định nghĩ sẽ nói thật nhưngtôi ko đủ can đảmvì kiểu gì nói ra mẹ sẽ thất vọng và đánh tôi một trận  khiến tôi nghĩ đến lại sợ hãi và chán nản tôi chỉ mong ông trời hoặc thánh thần giúp tôi vượt qua lần nói rối này tôi thề rằng lần sau tôi sẽ nói đúng sự thật về điểm thi và kết quả học tập và thật chăm học để thành con ngoan trò giỏi và mong ba mẹ trên thế giới đừng dùng bạo lực để dạy con và mong mẹ tôi cũng có niềm tin vào lần sau và cả ba mẹ tôi cũng đừng dạy tôi bằng bạo lự cvì bạo lực làm tổn thương tâm lí và ảnh hưởng rất nhiều đến con cái cả bây giờ và sau này.
4
5 tháng 12 2021

Thì học hành nhiều lần và nói về sự thật.Còn bạn thì ham chơi điện thoại thì dễ quên

5 tháng 12 2021

bạo lực bình thường nhẹ thì đó là bài hok cho mỗi cá nhân hãy tự vươn lên , hok tốt , lao động tốt , chăm chỉ , ngoan , 

               còn nặng thì : hãy gọi ngay đến đường dây nóng 111 nhé !

🤣

12 tháng 6 2021

phương 7 minh 9 nha bạn 

Đoc và suy ngẫm: Truyện ngắn: Bức thư gửi cha Tháng 12, năm 2017 Ba à! Ba??? Nơi phương trời xa xôi ấy, ba có nhớ con không? Nhớ đứa con gái không ra hồn này không hả ba? Ba có thấy con khác rồi không, lớn hơn, chững chạc hơn, biết suy nghĩ hơn... . Ba à! Ba đi rồi con mới biết con cần ba như thế nào. Con cần người bên con khi con buồn, cần người răn dạy lúc con làm sai và cả người trêu đùa...
Đọc tiếp

Đoc và suy ngẫm:

Truyện ngắn: Bức thư gửi cha

Tháng 12, năm 2017

Ba à! Ba???

Nơi phương trời xa xôi ấy, ba có nhớ con không? Nhớ đứa con gái không ra hồn này không hả ba? Ba có thấy con khác rồi không, lớn hơn, chững chạc hơn, biết suy nghĩ hơn... . Ba à! Ba đi rồi con mới biết con cần ba như thế nào. Con cần người bên con khi con buồn, cần người răn dạy lúc con làm sai và cả người trêu đùa với con nữa. Nhưng ba à... Có người nói với con: "Hạnh phúc chỉ nửa vời" và điều đó đã đúng khi ông trời mang ba ra đi, ra khỏi cuộc sống của con.

Con nhớ năm con lên lăm. Ba đưa con đi mua quần áo Tết, ba đã nói: "Con hãy chọn một chiếc áo con thích nhất." Nhưng con vơ lấy cả 4 cái và tất nhiên ba không đồng ý. Lúc đó con làm gì nhỉ? Con đã lăn đùng ra đó ăn vạ. Ba không nỡ nhìn con khóc nên đã đồng ý. Nhưng con nào biết số tiền ấy là tiền lương trợ cấp cả tháng của ba. Là một người lính, một nhà cách mạng của dân tộc ba cống hiến cả cuộc đời cả 55 mùa xuân cho cuộc kháng chiến của đất nước. Để rồi chiến tranh qua đi, Việt Nam được yên bình nhưng chân phải của ba đã không còn. Với chiếc chân trái còn lại, làm gì có công ty, xí nghiệp nào chịu nhận ba vào làm? Nhưng con không biết. Lúc ấy con còn quá nhỏ ba nhỉ?

Và rồi khi con tám tuổi. Trước khi chìm vào giấc mộng do thuốc gây mê, con vẫn còn nghe thấy tiếng ba ngoài kia. Ba nói: "Con gái, dũng cảm lên." Ba không biết con tỉnh hay đã say, ba chỉ đứng đó mong chờ từng giây phút. Giọng nói quen thuộc, lời khích lệ đó đã giúp con qua khỏi ca phẫu thuật quyết định, cho con trở lại là một con người bình thường không bệnh tật. Nhưng chân ba vẫn thế, dù thế nào nó vẫn không thể như xưa...

Ba ơi. Ba còn nhớ tính cách quái dở của đứa con gái này không. Chín tuổi, con "mạnh mẽ" hơn cả con trai. Bằng chứng là cứ đều đều một tuần vài ba lần ba phải tới trường uống trà, tâm sự với giáo viên vì con đánh bạn trong lớp. Nhưng ba có biết lí do không? Vì họ nói con không có mẹ, đã vậy ba còn là phế nhân. Con ghét họ, con đánh họ đánh cho tới khi nào họ không nói vậy thì thôi.

Nhưng con không hiểu sao, càng ngày con càng thấy khoảng cách ba con mình ngày càng xa. Cho tới khi con nhận ra thì sau lưng đã không còn bóng lưng gầy gầy xiêu vẹo kia nữa rồi. Con bài xích ba khỏi cuộc sống con. Con xa lánh ba bất cứ khi nào có thể. Ba không nói gì nhưng nhiều đêm con thấy đèn phòng ba còn sáng và phảng phất tiếng thở dài, nhưng con không quan tâm. Tại con nghĩ do ba mà các bạn mới xa lánh con. Con đáng trách lắm phải không ba?

Đã vậy con còn làm ba buồn hơn khi con dám cãi lời ba chỉ vì con đòi đi chơi qua đêm nhà bạn. Con biết con gái không được ngủ ngoài như vậy nhưng con chỉ là một đứa trẻ mười bốn. Con trách móc ba ích kỷ, trách ba nghèo nàn và con còn nói một câu khiến đến bây giờ con vẫn không dám nhìn thẳng mặt ba. Con thấy khi con nói câu: "Vì ba nghèo, vì ba què nên mẹ mới bỏ con đi." con thấy ba thoáng sững sờ vẻ đau khổ hiện lên trên gương mặt khắc khổ của ba. Lúc ấy con còn hả hê chứ! Con là đứa con bất hiếu ba nhỉ? Con biết câu trả lời của ba mà: "Con gái ba là tuyệt vời nhất." Ba luôn vị tha như vậy! Vẫn lặng thầm tìm mọi cách lo cho con ngày ba bữa cơm trắng, cho con môi trường học tập tốt nhất và cả những đồng tiền để con tụ tập chơi bời với bạn bè...

Ngày ba ra đi, trời mưa tầm tã. Các cụ nói đó là do ở đời khổ quá nên chết đi ông trời cũng thương xót. Nhưng con không nghĩ là vậy. Mưa đó như thanh tẩy suy nghĩ con, đưa con về từng ngày ở bên ba. Từng kỉ niệm về ba cứ ùn ùn đua nhau kéo về. Và lúc ấy con nhận ra, con đã sai, rất sai rồi. Con muốn nói lời xin lỗi với ba nhưng không được. Ba đã bỏ con lại trên cõi trần để ra đi. Ba nhẫn tâm, nhẫn tâm lắm ba biết không? Con khóc như chưa bao giờ được khóc. Khi mất đi thì ta mới biết một thứ trân quý tới mức nào. Khi mất ba rồi con mới biết ba tốt với con ra sao, lo lắng cho con như thế nào. Trước khi mất, ba còn không quên nhắn nhủ lại con vài lời, để lại cho con mọi thứ: giấy tờ nhà, giấy tờ đất, sổ ngân hàng... Và lúc đó con đâu có ở nhà. Con đang đi chơi với bạn mà. Ba buồn lắm phải không ba? Nhưng ba vẫn không trách cứ con một lời. Ba biết ba độc ác lắm không? Thà ba chửi mắng con, đánh con thì con đã đỡ ân hận hơn nhưng ba chỉ cười, nụ cười nhẹ mang đầy sóng gió cuộc đời...

Con đã mất ba hai năm rồi ba à. Con giờ đã là cô gái mười sáu vừa bước chân vào cánh cửa THPT không lâu nhưng con đã lớn rồi. Con ước chi ba được ở bên con lúc này, để thấy con đã thay đổi như thế nào? Con cố gắng học thật giỏi nhưng ba à, con vẫn bị các bạn khi dễ. Nói con là trẻ mồ côi. Nhưng ba không phải buồn lòng nữa đâu. Tại con đã biết giải quyết mọi việc bằng trí não. Chắc ba vui lắm, vì con biết ba yêu thương con nhất mà. Thấy con trưởng thành là ước nguyện của ba... nhưng giờ ba chỉ có thể đứng nhìn con từ xa thôi. Con cũng vậy, con muốn nhìn thấy ba để nói lời xin lỗi... Con biết dù con có xin lỗi đến bao nhiêu lần đi chăng nữa thì tội lỗi của con cũng rất lớn. Cái tội mà người ta gọi là: Bất hiếu...

Ba ơi. Cuối đông rồi. Nhưng giờ con cảm thấy lạnh hơn bao giờ hết bởi đâu còn ai nhắc con mặc áo ấm, đâu còn ai nửa đêm còn đắp lại chăn cho con, đâu còn ai dậy sớm nấu cho con ăn mỗi sớm... Nhưng mùa xuân sẽ nhanh đến thôi ba nhỉ? Lại một xuân nữa con một mình. Một xuân nữa, con xa ba...

Ba, con nhớ ba. Con nhớ tất cả mọi thứ về ba. Mong ba sẽ tha thứ cho đứa con gái bất hiếu này nha ba...

Con không mê tín nhưng nếu có kiếp sau, con nguyện được tiếp tục làm con gái ba để đền đáp tất cả tình thương mà ba dành cho con mười mấy năm qua...

Con của ba...

Nguồn :google😂

2
15 tháng 11 2018

hay ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️

Cảm ơn thay lời tác giả.

19 tháng 8 2021

- Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.

- Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"

Tác dụng:

    Tạo nhịp điệu cho câu thơ

    Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.

19 tháng 8 2021

- Biện pháp tu từ: 

+ Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.

+ Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.

Chúc em học tốt. Nhớ tick cho chị nha.

Nguyên Phong có 20 bút vẽ màu. Vĩnh Khuê có số bút vẽ màu bằng một nửa số bút vẽ màu của Nguyên Phong. Phương có số bút vẽ màu nhiều hơn trung bình cộng của cả ba bạn là 6 bút vẽ màu. Hỏi Phương có bao nhiêu bút vẽ màu? Phong nuôi ba con vật là Gà Ác, Vịt Xiêm, Ngan Trắng. Khối lượng của hai con Gà Ác và Vịt Xiêm nặng tất cả là 5 kg. Hai con Gà Ác và Ngan Trắng nặng tất cả là 9 kg. Hai...
Đọc tiếp



Nguyên Phong có 20 bút vẽ màu. Vĩnh Khuê có số bút vẽ màu bằng một nửa số bút vẽ màu của Nguyên Phong. Phương có số bút vẽ màu nhiều hơn trung bình cộng của cả ba bạn là 6 bút vẽ màu. Hỏi Phương có bao nhiêu bút vẽ màu? 


Phong nuôi ba con vật là Gà Ác, Vịt Xiêm, Ngan Trắng. Khối lượng của hai con Gà Ác và Vịt Xiêm nặng tất cả là 5 kg. Hai con Gà Ác và Ngan Trắng nặng tất cả là 9 kg. Hai con Ngan Trắng và Vịt Xiêm nặng tất cả là 10 kg. Hỏi trung bình mỗi con vật nặng bao nhiêu kg? 

 

 

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 6Bạn Phong đã được kiểm tra một số bài, bạn Phong tính rằng. Nếu mình được thêm ba điểm nữa thì điểm trung bình của các bài sẽ là 8 điểm, nhưng được thêm hai điểm 9 nữa thì điểm trung bình của các bài sẽ là 15/2 thôi. Hỏi Phong đã được kiểm tra mấy bài? 

Trung bình cộng của ba số là 50. Tìm số thứ ba biết rằng nó bằng trung bình cộng của hai số đầu? 


Tìm sáu số chẵn liên tiếp biết tổng của chúng là 90. 

 

Tìm trung bình cộng của tất cả các số có hai chữ số, mà chia hết cho 4? 


Trung bình cộng số tuổi của hai anh em ít hơn tuổi anh là 4 tuổi. Hỏi anh hơn em mấy tuổi? 


Lớp 4A có 40 học sinh, lớp 4B có 36 học sinh. Lóp 4C có số học sinh ít hơn trunh bình cộng số học sinh của cả ba lớp là hai bạn. Tính số học sinh lớp 4B. 

 

 

Hai lớp 3A và 3B có tất cả 37 học sinh. Hai lớp 3B và 3B có tất cả là 83 học sinh. Hai lớp 3C vàg 3A có tất cả là 86 học sinh. TÍnh trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Số học sinh của mỗi lớp là bao nhiêu bạn? 


Lớp bốn có 4 tổ học sinh được phân công làm vệ sân trường. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 2, tổ 3 cùng làm thì sau 12 phút sẽ xong. Nếu chỉ có tổ 2, tổ 3, tổ 4 cùng làm thì sau 15 phút sẽ song. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 2, tổ 4 cùng làm thì sau 20 phút sẽ song. Hỏi: a) Cả 4 tổ cùng làm trong 1 phút thì được mấy phần sân trường? b) Cả 4 tổ cùng làm trong bao lâu thì dọn xong sân trường? 


Sau khi đã được kiểm tra số bài và tính song điểm trung bình, Diệu Hương tiếc rẻ nói.

  • Nếu mình được thêm một điểm 9 nữa thì điểm trung bình sẽ là 8 điểm

  • Nhưng nếu được thêm một điểm 10 nữa thì điểm trung bình sẽ là 8,2 điểm

  • Hỏi điểm trung bình thực sự của Hương là bao nhiêu? 
0
Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn,...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - Có dư đồng nào không con? Tôi đáp: - Còn dư bốn ngàn ba ạ. Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. (Sưu tầm)

a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện ngắn.

b. Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về người cha trong câu chuyện. Chỉ ra 1 chi tiết thể hiện rõ nhất cảm nghĩ của em.

c. Xác định kiểu câu của các câu in đậm trong văn bản.

0
Ngày xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. – Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.– Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

– Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
– Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
– Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
– Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
– Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
– Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: “Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.”
– Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà !

0
11 tháng 1 2015

Phương=7

An=8

Minh=9

 

19 tháng 1 2015

phuong 7

an 8

minh 9 de qá trời để 

12 tháng 11 2016

trả lời đi

24 tháng 6 2019

Trên thì An, Tùng, Quý, dưới lại an, hùng, cường là sao bạn ?